Tinh hoa văn hóa Việt, những làng nghề truyền thống trăm năm, các phiên chợ đã đi vào thi ca… sẽ được tái hiện trong một diện mạo mới lạ và ấn tượng tại Sunshine Heritage Resort.
1. Biểu diễn nghệ thuật thực cảnh
Câu chuyện
Được dàn dựng bởi các đạo diễn lừng danh Thế giới và Việt Nam, kết hợp giữa nghệ thuật biểu diễn đỉnh cao với hiệu ứng Công nghệ – Kỹ thuật – Kỹ xảo tân tiến nhất trên nền bối cảnh sống động với tỷ lệ thực tế. Tái hiện hoành tráng và trọn vẹn không gian văn hóa, lịch sử của những vùng đất, những nền văn minh đa sắc tộc… qua các show Thực cảnh tầm cỡ quốc tế, tương tự: Ký ức Hội An, Tinh hoa Bắc Bộ (Việt Nam), Tống thành thiên cổ tình (Trung Quốc), Giấc mơ người Thái (Thái Lan), Devdan (Indonesia)…
Ý tưởng
Nghệ thuật trình diễn sân khấu thực cảnh là loại hình phổ biến trên thế giới trong hơn 20 năm qua, nhưng mới chỉ được biết đến nhiều ở Việt Nam trong vài năm gần đây qua một vài vở diễn tiêu biểu như Ký ức Hội An, Tinh hoa Bắc Bộ, Thuở ấy xứ Đoài…
Ấp ủ quảng bá những nét văn hóa truyền thống tinh túy của đất Việt của bằng ngôn ngữ nghệ thuật đến với từng du khách, Sunshine Heritage Resort sẽ kết hợp với các đạo diễn và nghệ sĩ lừng danh, xây dựng nên những vở diễn thấm hồn dân tộc. Sân khẩu thực cảnh tại đây mang lại một trải nghiệm chân thực nhất đến với khán giả thông qua những bối cảnh sân khẩu thực tế từ cảnh quan thiên nhiên cộng với âm thanh ánh sáng tối tân, tạo cho người xem có được cảm giác như được sống trong chính những câu chuyện đang được kể trên sân khẩu.
2. Trải nghiệm văn hóa làng nghề
Câu chuyện
Một không gian trưng bày được dụng tâm xây dựng với kiến trúc nhà gỗ đặc trưng của làng quê Bắc Bộ, cùng giếng nước, mái đình, ngói đỏ, những lối lên xuống uốn cong lát đá, cột, kèo chạm trổ tinh vi… đã trở thành biểu tượng cho hồn đất, hồn người. Trong không gian đậm chất Việt ấy là khu vực trưng bày, trải nghiệm hoạt động sản xuất và mua sắm các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ đến từ các làng nghề nổi tiếng. Lưu giữ giá trị tinh túy của mảnh đất “xứ Đoài trăm nghề”, kết hợp ứng dụng công nghệ khoa học 4.0 vào sản xuất, giới thiệu và phân phối sản phẩm đến du khách Việt Nam – Quốc tế, tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư địa phương có cơ hội bảo tồn và phát triển nghề truyền thống.
Ý tưởng
Hàng ngàn năm bồi đắp, xứ Việt đã là dải đất của những làng nghề truyền thống, trải từ vùng Châu thổ sông Hồng đến các vùng cao và châu thổ miền Trung, miền Nam. Sản phẩm thủ công của nước ta bắt đầu xuất khẩu từ đầu thế kỷ 11 và phát triển mạnh mẽ nhất ở thế kỷ 13. Số lượng làng nghề càng trở nên đông đúc, kết đọng tài hoa và công sức lao động của lớp lớp cha ông. Hiện nước ta có khoảng hơn 5.000 làng nghề và làng có nghề, trong đó có hơn 1.700 làng nghề truyền thống đã được công nhận. Việc khai thác và phát huy các làng nghề truyền thống như một chiến lược phát triển bền vững gắn với cộng đồng dân cư địa phương. Đồng thời giữ gìn những nét bản sắc văn hóa của các địa phương đã đi vào tiềm thức của quốc gia, của dân tộc.
Tọa lạc tại Phúc Thọ, Ba Vì – vùng đất được mệnh danh là “Xứ trăm nghề”, Sunshine Heritage Resort bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa làng nghề, là cầu nối đưa làng nghề truyền thống hội nhập quốc tế. Minh bạch từng khâu sản xuất trên một ứng dụng thông minh, áp dụng công nghệ 4.0 để quảng bá, đưa sản phẩm làng nghề “lên sàn” thương mại điện tử, vượt biên giới đến với người tiêu dùng quốc tế…
Nhờ thế, tại Sunshine Heritage Resort, làng nghề trở thành một trải nghiệm du lịch hấp dẫn, với đầy đủ tinh hoa, bản sắc đã truyền giữ bao đời… Một mô hình du lịch trải nghiệm “đánh thức” các làng nghề, mang đến lực đẩy đột phá trên hành trình hội nhập và phát triển.
3. Tái hiện văn hóa dân gian vùng miền
Câu chuyện
Tại Sunshine Heritage Resort những chơi dân gian, huyền tích truyền kỳ… liên tục được tái hiện, gợi nhắc trong bối cảnh đương đại với các màn biểu diễn: Rối nước, Hát xẩm, Ả đào, Rước đèn Trung thu, Cây nêu ngày Tết, Viết thư pháp, Kéo co, Đánh đu, Rồng rắn lên mây… mang đến trải nghiệm văn hóa ấn tượng cho du khách, hiểu biết thêm về các dân tộc.
Ý tưởng
Trên dải đất hình chữ S, Việt Nam có tới 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại được định danh bởi những phong tục, hoạt động văn hóa dân gian đầy thú vị, đặc sắc. Người ta cứ nghĩ văn hóa dân gian là thứ xưa cũ, nhưng nó chuyển động không ngừng, như một mạch ngầm mãnh liệt hòa vào cuộc sống hiện đại. Thế giới hiện nay cũng đề cao giá trị của những nét đẹp văn hóa dân gian Việt
Nam như hát xẩm, hát xoan, hát ví giặm, chầu văn….
Sunshine Heritage Resort gắn phát triển du lịch với tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc, những lễ hội thuần Việt để quảng bá hình ảnh một Việt Nam đa màu sắc, thú vị và nhiều điều hấp dẫn tới bạn bè khắp nơi trên thế giới.
Rối nước
Múa rối nước ra đời cùng nền văn minh lúa nước nhưng được hình thành và phát triển vào triều đại nhà Lý (1010 – 1225). Theo thời gian, nghệ thuật múa rối nước được truyền từ đời này sang đời khác, dần dần trở thành một thú chơi tao nhã của người dân Việt Nam trong các dịp lễ hội. Rối nước Việt Nam có các loại hình: Rối tay, rối que, rối dây, rối nhà mồ, rối mặt nạ, rối diều sáo, rối đồ chơi, rối sao, rối bóng,… đặc biệt là múa rối nước. Hoạt động của múa rối dân gian Việt Nam, gắn liền với tín ngưỡng làng xã, một mặt để lễ bái thờ cúng thần linh Thần Thành Hoàng mặt khác để góp vui cho khách trẩy hội.
Hát xẩm
Hát xẩm là một loại hình âm nhạc với lối diễn xướng dân gian độc đáo, giàu bản sắc của người Việt, đặc biệt phổ biến ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Hát xẩm được coi là món ăn tinh thần của những người lao động bình dị, với 8 làn điệu chính: Xẩm chợ, xẩm xoan (Chênh bong), huê tình (riềm huê), xẩm nhà trò (ba bậc), nữ oán (Phồn huê), hò bốn mùa, hát ai, thập ân. Mỗi làn điệu ấy biểu hiện một khía cạnh tình cảm, với cách thưởng thức riêng phù hợp với từng đối tượng khán giả. Tùy theo không gian biểu diễn và đối tượng thưởng thức mà người hát xẩm trình bày những làn điệu riêng. Trước đây hát xẩm gắn với hoạt động của người Việt trong những vụ nông nhàn. Sau vụ mùa bội thu, những gánh hát xẩm thường được mời về hát tại tư gia của những gia đình giàu có quyền quý.
Thư pháp
Nghệ thuật Thư pháp bắt nguồn từ Trung Quốc và Ả Rập. Ở nước ta, nghệ thuật thư pháp phát triển khá sớm. Nghệ thuật Thư pháp tiếng Việt được đánh dấu từ những năm 50 – 60 của thế kỷ XX. Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, tôn trọng chữ nghĩa thánh hiền. Xưa kia, ông cha ta viết thư pháp theo Hán tự. Khi xuân về, Tết đến, hình ảnh ông đồ ngồi viết câu đối đã là nét văn hóa không thể thiếu của người Việt.
Rước đèn trung thu
Tết Trung Thu có nguồn gốc văn minh nông nghiệp của dân tộc Việt. Thời điểm này khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch, người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi. Đối với người Việt, đêm rằm Trung Thu là dịp cùng nhau vừa ăn cỗ vừa kể chuyện về trăng. Trăng là Thái m, là nơi mát lạnh với nhiều điều tốt đẹp, theo sự tích dân gian còn có thỏ ngọc, cây đa, chú Cuội, chị Hằng.
Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, ban ngày làm cỗ gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm đủ các màu sắc, sặc sỡ, xanh, đỏ, trắng, vàng. Rằm Trung thu được trẻ em đặc biệt mong chờ. Tối đêm rằm, lũ trẻ dìu dắt nhau từng nhóm, đám thì nhảy ô, đám thì kéo co, rước đèn, rước sư tử, chơi trống…, tiếng nói cười rộn vang cả vùng.
Đánh đu
Là một trò chơi dân gian khá phổ biến ở Việt Nam. Chơi đu thường diễn ra vào những ngày Tết cổ truyền hay trong các ngày lễ hội đầu xuân ở các hội làng. Theo nhiều nghiên cứu, trò chơi này đã có từ trước thời Hán thuộc.
Đánh đu thực sự đã trở thành nét đẹp văn hóa trong các dịp lễ, tết…, khi các chàng trai, cô gái trong những trang phục rực rỡ sắc màu, hòa trong tiếng trống, tiếng reo hò cùng “bay” giữa không gian, tạo nên bức tranh ngày Tết tràn đầy sức xuân nơi miền quê thôn dã.
4. Chợ sản vật địa phương
Câu chuyện
Các sạp hàng được bày bán theo phong cách dân dã, hội tụ sản vật dân gian giàu có của các vùng miền, tạo nên một không gian giao thương – giao thoa văn hóa đặc sắc, tái hiện các phiên chợ quê đã đi vào thi ca, lịch sử: Chợ hoa Tết Thăng Long, chợ Viềng Nam Định, Chợ đêm Đồng Xuân…
Ý tưởng
Chợ không chỉ là nơi trao đổi, giao lưu, mua bán, chợ còn là không gian hội tụ văn hóa của một vùng miền. Vào khu chợ, du khách thỏa thuê mua sắm và khám phá nét văn hóa riêng của vùng miền theo cách giản dị nhất.
Khu đô thị Sunshine Heritage Resort tái hiện lại những phiên chợ đặc trưng của người Việt khắp từ Bắc vào Nam, từ vùng núi cao đến miền đồng bằng. Đây sẽ là nơi hội tụ những tinh hoa và sản vật của mỗi vùng miền, từ những bó hoa, chùm quả cho đến món ăn dân dã… Nơi đây có đủ từ cốm Hà Nội, bánh bèo Bình Định, tàu hủ miền Nam, bánh tằm miền Tây, hồng Đà Lạt hay như mấy món ăn vặt quen thuộc như bánh nậm, bánh bò…
Đến với chợ sản vật địa phương, du khách vừa có được không khí đặc trưng của các vùng quê, vừa được thưởng thức không gian văn hóa nghệ thuật dân tộc, thoải mái lựa chọn hàng hóa đặc sản địa phương, lại vừa được ôn lại những kỷ niệm tuổi thơ xưa cũ.
5. Lễ hội sông nước
Câu chuyện
Tái hiện dòng sông di sản, Sunshine Heritage đem đến những trải nghiệm sông nước đậm màu sắc truyền thống cho du khách với các hoạt động: Thả đèn hoa đăng, Hát quan họ, Chèo thuyền thúng, Đua thuyền rồng… được tổ chức thường xuyên.
Ý tưởng
Trong chiều dài lịch sử, các dòng sông đã đóng vai trò quan trọng gắn liền với đời sống, kinh tế, chính trị và văn hóa của con người. Nền văn minh của nhân loại gắn với những con sông. Cho đến ngày nay, các quốc gia trên thế giới gồm Việt Nam, đã lưu giữ và ngợi ca nền văn minh đó bằng cách tổ chức các lễ hội gắn liền với sông nước.
Là nét đẹp của người dân đất Việt, các lễ hội sông nước không chỉ tôn vinh giá trị văn hóa của dân tộc mà còn tưởng nhớ những bậc anh hùng có công khai phá, xây dựng đất nước, những ông tổ dạy nghề hoặc các đấng thần linh giúp con người hướng thiện, tạo dựng cuộc sống ấm no, bình yên…
Thả đèn hoa đăng
Lễ thả hoa đăng là một nghi thức truyền thống có nguồn cội từ Phật giáo. Theo truyền thống, vào ngày rằm hàng tháng, người ta thả đèn hoa đăng trôi sông để gửi gắm một tâm niệm an lạc. Mỗi chiếc đèn thả xuống mang theo những nguyện ước an lành, hạnh phúc và may mắn cho bản thân, gia đình và bạn bè.
Hát quan họ
Dân ca quan họ được biết đến là nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng ở miền Bắc Việt Nam. Những liền anh trong trang phục truyền thống khăn xếp, áo the và những liền chị duyên dáng trong bộ áo mớ ba, mớ bảy, đầu đội nón thúng quai thao, cùng nhau hát đối những câu ca giao duyên mộc mạc, đằm thắm.
Đua thuyền rồng
Lễ hội đua thuyền rồng là hình ảnh đặc trưng, độc đáo của những ngư dân với mục đích cầu mong cho mưa thuận, gió hòa, sóng yên biển lặng trong năm để ngư dân ra khơi đánh cá đầy khoang, làm ăn phát đạt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đua thuyền thúng
Lễ hội đua thuyền thúng được tổ chức là loại hình thể thao truyền thống được gắn liền với các hoạt động đánh bắt hải sản và đời sống sinh hoạt của cộng đồng bà con ngư dân các vùng miền. Không chỉ là loại hình thể thao sôi động, đua thuyền thúng còn thể hiện tinh thần đoàn kết và sức mạnh của người dân.